June 14, 2018

Nội trợ

Không ngờ có ngày mình tự viết bài này :D Muốn tổng hợp những thói quen/ nguyên tắc nội trợ mình quan sát được vì thấy rất hay, mà phải hay mình mới nhớ. Nào bắt đầu entry đầu tiên với tag mới hoàn toàn "marriage life" :-)
- Iron man
Từ xưa đến nay mình cực ít mặc áo sơ mi và luôn chọn những chất liệu khó nhàu nhất quả đất, chỉ để không phải là. Thế mà cuối cùng lại làm dâu ở gia đình cái gì cũng là, quần áo thì không nói, nhưng là luôn cả khăn lau bàn, khăn lau mặt, quần chíp, tóm lại là là tất cả! Lý do mà bác gái (aka giờ là mẹ chồng) giải thích là ngoài lý do về thẩm mĩ thì khi là phẳng quần áo hay khăn thì bụi khó bám vào những rãnh nhàu => không bị mau bẩn. Hơn nữa, nhà chồng mình đều bị dị ứng phấn hoa nên không thể phơi quần áo ra ngoài trời được nên là cũng là một cách làm khô quần áo. Hiện nay mình vẫn ngại là lắm lắm, chứng kiến mẹ chồng đứng hơn 4 tiếng là liên tục làm mình toát cả mồ hôi hột. Nhưng bù lại, khi đi tắm, thấy ngay cả cái quần chip cũng được là phẳng gập vuông vắn gọn ghẽ như mới tinh, hoặc khi sục mình vào chiếc giường phủ chăn ga gối đệm là phẳng lì thơm mùi nước xả, thực sự rất thích. Maybe trong tương lai mình sẽ thay đổi. Let's see!

* Tips là sau khi giặt xong, quần áo sẽ được phơi sơ trong nhà khoảng 2 tiếng rồi đem đi là. Độ ẩm sẵn có rất phù hợp để là phẳng mọi thứ dễ dàng mà không cần xịt nước tốn nước tốn thời gian phơi khô. Mình mới cắp sách vở học mẹ chồng một số tips là quần áo cơ mà không tả được nên thôi :D

- Rửa bát
Mình quan sát thấy một thói quen rất tốt quyết định sự sáng bóng của bát đĩa chính là thao tác cuối cùng: lau bát. Ở Việt Nam không có thói quen này, rửa xong là để ráo rồi úp ngay lên trạn. Ở nước ngoài, nước hay có cái chất gì đó rất dễ để lại vết khi khô, nên nếu thiếu thao tác lau bát này thì bát đĩa sẽ rất mất thẩm mĩ. Kể cả khi dùng máy rửa bát có chế độ sấy cuối cùng, nhưng thiếu đi thao tác này cũng để lại vết, đặc biệt ở đáy cốc khi úp ngược vì có nước đọng lại. Thông thường, mình sẽ để chồng làm thao tác này vì tay khoẻ =)) và độ super soi rất cao =)) Cơ mà đúng, khi lau bát cũng là cách mình supervise lại các kẽ nhỏ của đồ bếp xem có sót khi rửa không. Có câu ở Đức, một người làm, hai người supervise =)) cũng đúng trong trường hợp này.

* Tips cũng tương tự như khi là ủi, để ráo một chút rồi mới lau, nhưng không được để khô hẳn vì sẽ tốn công chà mỏi tay lắm. Next target của mình là học cách rửa bát, rửa cốc bằng tay mà sáng loáng của người Đức. Phải nói thật, made in Germany hoặc made by german là một thương hiệu! Thật là phục luôn ý! Không hiểu người ta ăn gì mà làm có thể kĩ đến như vậy. Bác chủ nhà mình ở Pháp đến giờ vẫn xuýt xoa 4 cái ly uống rượu Flo sang rửa mà sạch bóng không một vết tì (trong khi con Ngọc thì rửa bẩn, giống bác =)))

- Lau bồn rửa bát
Cái này mình quan sát thấy không chỉ là thói quen của mẹ chồng, mà của các người phụ bếp là người Đức đi trại hè, lẫn em Minh. Rửa bát xong lau mặt bằng là điều đương nhiên, nhưng họ còn dùng khăn lau cả bồn rửa bát và cái vòi nước, thậm chí người kĩ tính còn dùng cả khăn khô lau cho thật khô thì mới kết thúc. Đm, làm kĩ thế không biết T___T 

- Thay giẻ rửa bát và cọ bát 1 tuần/ lần
Oke, ở nhà mình thay khoảng nửa năm 1 lần :'D Mẹ chồng bảo có người còn thay 1 tuần 2 lần- thế thì hơi quá. Cơ mà với mình khoảng 2 tuần/ lần là vừa. Ban đầu mình ngây thơ cụ hoài nghi họ rửa bát kiểu gì mà cái giẻ lúc éo nào cũng như mới :'D Hoá ra là họ thay thường xuyên :'D Về độ bẩn của giẻ rửa bát và cọ thì không nói rồi, quá nhiều vi khuẩn!

- Có hộp đựng rác trên bàn bếp
Cái này nhất định là học từ mẹ Thu và bếp người châu Á. Riêng khoản này không đồng tình với thói quen nhà chồng mình: vỏ trứng vừa đập xong, rau củ gọt vỏ xong cái gì cũng thả luôn vào bồn rửa rồi dọn sau. Trong khi với một cái túi/ hộp đựng rác ngay ở bàn bếp, làm xong cái gì là đóng túi thả ngay vào thùng rác, vừa gọn nhẹ, vừa đỡ công tị nhau ai đi dọn cái "đống" đấy. 

- Giẻ lau 
Thôi viết sau :D 



No comments:

Post a Comment