April 20, 2020

Why Germany? (p2)

Từ trại hè đầu tiên đó, các trại quốc tế mình tham gia, kể cả trong lẫn ngoài nước, tình cờ sao đều có đoàn Đức. Điều đó có nghĩa, nếu mình là leader thì chắc chắn group của mình sẽ có một em kid đoàn Đức. Nếu mình là staff, chắc chắn mình sẽ làm việc cùng leader đoàn Đức. Gần 6 năm liên tiếp như thế, chưa bao giờ mình có một ấn tượng nào xấu về đoàn Đức cả. 


Hôm nay mình viết về Kỉ luật. 

Kỉ luật từ nhỏ. 
Quản các kid người Đức chắc là nhàn nhất luôn. Đơn giản vì các em ấy rất respect the rule. Nghe lời mình không phải mình là leader, mà là vì các em ý làm theo luật mà thôi. Không hề kêu ca cằn nhằn, kể cả làm những việc đau khổ nhất như kì cọ toilet. Đơn giản vì luật đã nói các đội phải thay phiên nhau, mình đến lượt thì phải làm thôi, thế mới công bằng cho tất cả. Không như các em khác, lúc làm việc nhẹ thì đáng yêu mà khi làm việc nặng thì mải chơi, phải nịnh, phải dỗ, phải nghiêm khắc, phải giải thích, phải thuyết phục. Cũng dễ thương cơ mà mệt! =D 

Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu những em bé kỉ luật như vậy lớn lên thành những công dân tôn trọng pháp luật, quy định ở tập thể như trường học, chỗ làm...

Luật là phải chi tiết, rõ ràng. 
Nhớ có lần làm staff ở Đức, mình nhận nhiệm vụ dẫn cả trại đi camp tour. Qua cái hai cái cửa sổ thoát hiểm, mình chỉ việc bảo là chúng mày không được phép mở hai cái cửa sổ này để ra ngoài mái nhà, trừ trường hợp khẩn cấp, có hoả hoạn. Mà mình cứ dùng "should" và ý như kiểu thuyết phục, ko phải bắt ép làm chị leader người Đức cứ cười mãi. Không được là không được. Cứ may với should ở đây làm gì. Luật là luật. Không phải nhẹ nhàng, không phải political correct gì với luật cả. Luật phải rõ ràng, ai làm sai đều sẽ bị phạt. Chấm hết!

Mọi thứ đều rule-based như vậy nên ở Đức có rất nhiều luật đôi khi nghe rất buồn cười: 
- Gây tiếng ồn vào ngày Chủ Nhật: Phạt. Muốn sửa nhà cuối tuần yêu cầu sửa vào ngày thứ Bảy, trước 12h trưa và sau 3h chiều :D
- Đi bỏ rác thuỷ tinh cũng phải đi vào thứ Bảy tránh buổi trưa để không gây tiếng ồn cho người dân sống gần điểm thu gom
- Không được rửa xe ngay cả trong sân nhà mình (vì nước có xà phòng không được xử lý sẽ ngấm vào đất gây ô nhiễm đất)
- Phải dọn tuyết. Ai trượt ngã vì tuyết trước cửa nhà nào, nhà đó sẽ phải chịu đền bù bảo hiểm cho người ngã
- Cảnh sát đang làm việc mà cứ lớ xớ đứng nhìn mà không có nhiệm vụ gì- phạt!
- .... 

Phạt nặng.
Một lý do rất thực tiễn khiến người Đức phải respect the rule là vì luật pháp của họ rất nghiêm khắc. Một khi đã vi phạm thì sẽ bị trừng trị, không có chuyện quen biết, hay đút lót, hay xin xỏ, và thường thì phạt rất nặng và nhớ đời. Em họ mình 16 tuổi, trong lúc say bia rượu gì đó, cùng một đám bạn đi qua và đạp đổ một cái xe đạp, không ngờ rằng bị một cảnh sát dân sự nhìn thấy. Kết quả là em ấy cùng hai bạn phải đi social work, bê vác nặng nề mà không có lương như một hình thức phạt (vì chưa đủ quyền công dân). Từ đó chừa hẳn cái tội phá phách luôn. 

Chuyện khác. Chú bé Flo bị cận 0,5 độ, bình thường không phải đeo kính nhưng khi lái xe thì bắt buộc vì đã ghi trong bằng lái. Mấy năm trước bọn mình có việc đi chợ ngay gần nhà, chắc 3 phút lái xe thôi nhưng chú bé đã xuống chỗ lấy xe đi được ra gần đến đường cái rồi thì phát hiện quên kính. Gần thế rồi mà nhất định không tặc lưỡi đi vù cái mà phải quay hẳn về nhà, đỗ xe, lên nhà lấy, rồi mới đi tiếp. Hỏi thì bảo trong bằng lái đã ghi khi lái xe phải đeo kính, tức là phải đeo kính khi lái xe =))) No option. Mọi thứ đều có khả năng xảy ra, và nếu mình gây ra rắc rối gì, mình sẽ bị quy tội reckless trong việc lái xe và có thể bị thu bằng.

Nếu vẫn tiếp diễn thì những lỗi sẽ bị ghi hết vào hồ sơ công dân khiến sau này gặp cực kì rắc rối trong việc xin việc hay đi làm. Em Minh có nói ở Đức thà không có khả năng mà ý thức tốt, công ty sẽ đào tạo, chứ không ai muốn nhận một người vô kỉ luật.  

Luật là công bằng
Chính vì sự respect với các luật như vậy, không gì dễ làm người Đức nổi điên hơn là một người vi phạm luật, nhất là trong các trò chơi. Vi phạm luật chơi là mất đi tính công bằng, là không tôn trọng đối phương, là thể hiện sự yếu kém của bản thân mới phải chơi ăn gian. Nếu đã có cạnh tranh thì không có hành động vi phạm luật nào được tha thứ, dù là nhỏ nhất. Người Đức sẵn sàng nhận là mình yếu kém hơn, nhưng không dung thứ cho bất kì hành động vi phạm luật nào trong cạnh tranh. 

Làm mình nhớ tới cuộc thi về các siêu sao trí tuệ ở Việt Nam về trí nhớ, giữa một bạn trẻ người Việt và người Đức. Bạn trẻ người Việt có trí nhớ tuyệt vời và dẫn trước hai bàn liền, nhưng phạm một lỗi nhỏ là đã sửa chính tả một chữ cái duy nhất SAU KHI thời gian cho phép sửa kết thúc và bị bạn người Đức phát hiện ra và report với ban giám khảo, yêu cầu dừng ngay cuộc chơi không khoan nhượng. Thái độ và reaction ấy siêuuuu typical Đức luôn. 

Ví dụ khác. Trong một gameshow vui vui có chú phụ huynh chơi ăn gian tí (ví dụ luật là quay tròn 7 vòng mà chú quay có 2 vòng, rồi nhảy thú nhún mà chú đứng lên chạy cho nhanh để kịp các đội khác). Mình thấy vui và buồn cười nên mới chỉ cho Flo xem. Cậu bé xem xong, mặt lạnh như tiền rồi bảo "Có gì đáng cười ở đây? Anh mà ở đấy anh sẽ đấm cho lão ý một trận và không chơi nữa. Đã vi phạm luật lại còn làm thế trước mặt trẻ con mà ko xấu hổ. Chả hay ho gì cả" '____' Oke fine. Làm mình thấy cũng hơi tẽn tò thật. 

Takeaway message: Respect rules khi làm việc với người Đức. Và hãy chú ý, they can even be extreme about it. 

Phần 3: Sự kiên trì. 



No comments:

Post a Comment