August 15, 2019

Thổ Nhĩ Kỳ 34- Xứ sở Alibaba

Sáng hôm đầu tiên tỉnh dậy từ 4h sáng -.-

Bởi tiếng người ta gọi dân đi cầu nguyện (ezan). Quên mất là đang ở xứ đạo Hồi. Đạo Hồi cứ phải ngày 5 lần cầu nguyện (namaz) và giờ thay đổi theo ngày hẳn hoi.

5 lần namaz gồm có:
İmsak: 2 tiếng trước khi mặt trời mọc 
Güneş: khi mặt trời mọc
Öğle: giữa trưa, khi mặt trời lên cực điểm
İkindi: chiều, khi bóng vạn vật cao bằng đúng kích thước thật
Akşam: Khi mặt trời lặn cuối chân trời, là khi bắt đầu một ngày mới theo lịch Islamic
Yatsı: Khi ánh nắng cuối cùng của ngày vụt tắt :D


Ngày xưa có chị kể là chồng chị người đạo Hồi, mỗi lần về nước xong một thời gian là hành vi cư xử có khác khác. Có ở đấy mới thấy. Tiếng ezan nghe cứ ai oán, âm u, mụ mị làm sao ấy. Kể cả giữa trưa bật nghe cũng thấy sốt cả ruột. Rồi ở cái xứ mà phụ nữ cứ ra ngoài phải che mạng kín mít từ đầu đến chân, lộ mỗi hai con mắt. Uống trà cũng không được cởi mạng mà phải khéo léo hất mạng che mặt lên uống xong rồi lại thả xuống. Trong mosque, mình ngạc nhiên khi thấy có khu với biển đề "Nơi cầu nguyện cho phụ nữ" được cách li riêng và nằm phía cuối sảnh. Ra đường thì cứ phải lẽo đẽo đi theo sau đàn ông, không được lớn tiếng với đàn ông. Đàn ông thì làm mọi thứ, từ bồi bàn cho đến chủ tiệm. Chợ Grand Bazaar, khu chợ trong nhà lớn nhất trên thế giới với 5000 sạp hàng lớn nhỏ, 100% người chủ bán hàng là các ông. Các ông kiếm tiền, các bà chỉ việc ở nhà đẻ và chăm con (thảo nào tập trung đẻ thế :D), việc nhà thì ở xứ giàu có như UAE thì có người giúp việc làm, các bà không phải động tay. Còn ở xứ này thì chắc các bà cũng phải làm cật lực đó. 


Những ghi nhận trên là thật, nhưng không phải là tất cả. Thổ Nhĩ Kỳ, và nhất là thành phố Istanbul sầm uất, cũng hoà vào nhịp sống hiện đại chứ. Phụ nữ, nhất là giới trẻ, cũng ra đường ăn mặc cởi mở, sành điệu, cũng đi làm và xây dựng sự nghiệp một cách bình đẳng, cũng lãnh đạo công ty lớn. Các chị đồng nghiệp mình chẳng hạn. Cho dù một chị gốc gác cũng không phải là người Thổ hẳn (ông bà chị là đến từ một nước Liên Xô cũ, chị tóc vàng mắt xanh), hai chị còn lại chả biết có phải gốc Thổ không mà thấy mắt và tóc cũng sáng =)))) Và hôm mình đi gặp cô hiệu trường một trường Pháp đào tạo du lịch ở đây, cô trông thật tự tin và cao sang quyền quý vãi. Mình cô điều hành trường rất to và uy tín, và trước đó cô cũng là GM của một khách sạn. 


Đợt đi Thổ lần này mình thu xếp đến thăm được một số điểm chính. Nơi mình thất vọng nhất là Blue Mosque (tiếng Thổ là Sultan Ahmed Camii), thánh đường Hồi Giáo dòng Sunni (đã từng) lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ và đứng thứ 16 trên thế giới. Hiện giờ, Çamlıca Mosque, cũng nằm ngay ở khu Sultanahmet cùng với Blue Mosque, vừa mới hoàn thành năm 2019 này, đã vượt qua Blue Mosque là thánh đường Hồi Giáo lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ. Từ xa nhìn lại mình toàn nhầm Çamlıca Mosque với Blue Mosque, nhưng cách để phân biệt là Blue Mosque nằm rất gần với bảo tàng Hagia Sophia màu hồng siêu đồ sộ nên nhìn thấy hai công trình gần nhau là biết đó là Blue Mosque. Anh Mehmet, đồng nghiệp của mình, bảo Çamlıca Mosque là dự án của chính phủ cho đảng TK chủ trì, cố tình đặt cạnh và đối xứng với biểu tượng lịch sử Blue Mosque để biểu dương sức mạnh kinh tế và tầm ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ. Trộm nghĩ cũng giống mấy bác xây tượng đài nghìn tỷ quê em =D


Lý do mình không thích Blue Mosque là vì đông quá, lộn xộn quá, không thấy được sự tôn nghiêm nào ở đó hết. Mình nghĩ là người ta đã mất công yêu cầu tất cả các khách nào vào thăm quan đều phải mặc kín, phụ nữ thì phải che kín đầu, thì cũng nên hạn chế số lượng người vào thăm mỗi lần để không ảnh hưởng đến giờ cầu nguyện và không gian tôn kính bên trong chứ. Thêm cả việc vì phải bỏ giày dép, Ban Tổ Chức phát cho mỗi người 1 cái túi ni lông đựng giày cầm theo. Mỗi ngày, thánh đường đón bao nhiêu khách du lịch thì bấy nhiêu cái túi ni lông được thải ra (mà dùng đâu có đc 30 phút chứ mấy). Được cả mấy ông cảnh vệ đứng như làm màu, mặc kệ mấy thằng khách Tàu mất dạy chạy hẳn cả vào bên trong sảnh chụp ảnh (có biển cấm rồi) mà không hề có ý kiến gì. Haizzz! 


Ngoài cái đấy ra thì có vài điều thú vị ghi chép được về những thánh đường Hồi Giáo:

- Tất cả các mosque đều được xây dựng hướng về thánh địa Mecca. Các khách sạn, sân bay ở các nước Hồi Giáo cũng đều có nơi cầu nguyện và điểm đánh dấu hướng linh thiêng này để người hành lễ biết cầu nguyện đúng hướng.  

- Signature của các mosque là những cột nhọn dài cao vút để phát đi các tiếng ezan xa nhất có thể, gọi người dân đi cầu nguyện 5 lần mỗi ngày. Trần mosque có vòm lõm để khuyếch tán âm thanh cho mọi người cùng nghe thấy.  

- Người hành lễ Hồi Giáo cầu nguyện trực tiếp tới thánh Allah chứ không qua trung gian như trong Thiên Chúa Giáo (cha xứ) hay Phật Giáo (nhà sư). 

- Sảnh chính của mosque dành cho đàn ông, phụ nữ và trẻ em có nơi cầu nguyện riêng, thường ở phía cuối sảnh và được ngăn cách rõ ràng. 


(hôm nào viết tiếp :D)













No comments:

Post a Comment